top of page
Trần Đức Trung

“Ngoại ngữ” đầu tiên của tôi là teencode

Teencode từ trước năm 2000 đã tồn tại dưới hình hài “sơ khai” trên những trang vở khi được truyền cảm hứng từ bộ truyện tranh Conan. Lứa 8x, 9x đầu chính là những người đầu tiên sáng tạo ra ngôn ngữ này dựa trên sự đồng điệu về ký tự. Loại ngôn ngữ đặc biệt như thể "ngoại ngữ" này đã trở thành một tượng đài về ngôn ngữ giao tiếp suốt nhiều năm qua đối với giới trẻ.


Những dòng teencode được sử dụng trên Yahoo thời 8x 9x (Nguồn: Internet)

Teencode thực sự trở thành trào lưu từ sau năm 2000, khi Internet và điện thoại di động “cục gạch” dần phổ biến tại Việt Nam. Cuộc sống của tôi thời đó là một đứa “trẻ trâu”, còn là học sinh thì lấy đâu ra tiền cho nên khi sử dụng điện thoại. Mỗi lần muốn nhắn gì đó phải cực kì chắt chiu từ ngữ bởi giá cước điện thoại khá cao so với tụi học sinh chúng tôi.


Thế nhưng đã nghèo còn ham vui, đã là học sinh thì không bao giờ có thể ngừng nói chuyện kể cả khi về nhà, do đó dù là cước phí cao, giới hạn tin nhắn 160 ký tự, bàn phím chỉ có 12 nút vậy mà chúng tôi đã “lách luật” và tìm ra được một giải pháp tối ưu nhất đáp ứng đủ yêu cầu ít chữ nhưng đủ nội dung. Và đó là câu chuyện khai sinh ra teencode bắt đầu.


Thứ ngoại ngữ phá vỡ khuôn mẫu


Thời đi học, ai trong số những học sinh chúng tôi cùng từng miệt mài chạy theo chuẩn mực chữ viết, tham gia những lớp học chữ đẹp, cố gắng viết sao cho đúng, sạch và đẹp nhất. Thầy cô cũng luôn là người hướng dẫn, chỉnh tay từng tí một để chúng tôi có được một nền tảng ngôn ngữ chữ viết chuẩn nhất.


Thế nhưng teencode lại hoàn toàn ngược lại, đó là thứ ngôn ngữ không theo bất kì nguyên tắc nào, không cần một ai chỉ dạy, không cần phải miệt mài nghiên cứu mà đơn giản chỉ là tự do sáng tạo, theo quy chuẩn của riêng mình và đó là thứ ngôn ngữ mà tôi đã sử dụng trong thời tuổi thơ nổi loạn của mình.


Một đoạn teencode được “biên dịch” sang ngôn ngữ thường (Nguồn: Internet)

Tụi thanh niên ngày ấy, như bao thế hệ trẻ khác, vì sợ cảm giác “lạc loài”, chúng tôi đã tiếp nhận teencode như một phương tiện để kết nối, để tìm kiếm cho mình một nơi thuộc về giống như cái cách mà một người tìm đến một hội “fan” hâm mộ vậy.


Teencode là phương tiện gửi đi những nỗi niềm riêng tư


Lớn hơn một chút, thế hệ chúng tôi cũng dần biết rung động đầu đời, những cảm xúc đó dần được truyền đạt một cách đứt quãng, mập mỡ qua những dòng tin nhắn “bí mật” của ngôn ngữ teeencode gửi cho “crush” – người mình thích.


Một đứa trẻ khi lớn lên cũng sẽ dần cảm thấy thiếu thoải mái trước ba mẹ, sẽ bắt đầu có những giai đoạn “nổi loạn” , luôn muốn có một khoảng không gian riêng tư, sợ bị lộ những tin nhắn giống như việc bị đọc trộm nhật ký vậy. Chính vì ranh giới cá nhân đó, những dòng teencode thường xuyên được sử dụng.


Một dòng teencode “sến” thể hiện tình cảm ngô nghê (Nguồn: Internet)

Không chỉ vậy, chúng tôi cũng tập tành những trò gửi thư tay hoặc nhắn tin riêng trong lớp học và nhiều lần bị cô giáo bắt được thế nhưng để hiểu được những gì chúng tôi viết thì phải rất chật vật để “giải” được mật mã nguệch ngoạc đó.


Sự hồi sinh và nhiều ý kiến trái chiều về teencode ngày nay


Ngày nay, khi mạng xã hội Facebook cùng nhiều nền tảng khác nổi lên và những ngôn ngữ xưa cũ dần trở lại khiến nhiều bản trẻ cảm thấy thích thú và tò mò. Teencode khiến nhiều thế hệ 8x, 9x như trở về tuổi thơ và thế hệ 10x giống như được hóa thân, được trải nghiệm cảm giác xưa cũ thú vị.


Teencode mới được sử dụng lại trên Facebook (Nguồn :Internet)

Thế nhưng, đối với nhiều người, nhất là những bậc ba mẹ, người thuộc thế hệ khác (7x trở về trước) cho rằng teencode là một thứ ngôn ngữ quái dị, là một phương pháp sai lệch, làm vấy bẩn sự trong sáng của tiếng Việt.


Dù có nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến trái chiều nhưng không thể phủ nhận teencode là tượng trưng cho sự sáng tạo của tuổi nổi loạn, là những ký ức tuổi thơ vui vẻ. Nhiều người thuộc thế hệ sử dụng teencode đều chỉ sử dụng ngôn ngữ này như một cảm giác thỏa mãn nhất thời và vẫn học cách giữ gìn nét đẹp của tiếng Việt. Vậy nên, teencode vẫn là một “ngoại ngữ” đúng đắn theo cách sáng tạo, là một gam màu tươi sáng trong bức tranh tuổi thơ.

9 views0 comments

Recent Posts

See All

Comentários


GIỚI THIỆU

Blog “1990s” là nơi cóp nhặt và lưu giữ những hình ảnh và kỷ niệm đẹp về tuổi thơ thế hệ 8x và 9x đời đầu. Trang Web được thành lập bởi nhóm sinh viên lớp Báo Mạng Điện Tử CLC K39 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

ĐĂNG KÝ ĐỂ KHÔNG BỎ LỠ THÔNG TIN!

Cảm ơn bạn đã đăng ký

TIN NỔI BẬT

  • Facebook
  • Instagram
  • TikTok
bottom of page