Do quá quen thuộc với các đơn vị đo chiều dài hiện đại như km, m, dm, cm, mm nên các bạn trẻ hẳn sẽ thắc mắc về các đơn vị đo lường mà thế hệ 8x, 9x sử dụng. Hãy cùng 1990s ngược dòng thời gian tìm hiểu nhé!
Ngày xưa, 1 thạch = 4 quân; 1 quân = 30 cân; 1 cân = 16 lạng; 1 cân = 0.6 Kilogram
Người ta thường nói “kẻ tám lạng, người nửa cân” là vì nửa cân chính là 8 lạng.
Trong Tam Quốc, chúng ta thường hay nghe những cụm từ “20 vạn thạch lương”, nhưng ít ai biết, “20 vạn thạch lương” là bao nhiêu tấn gạo. Theo tỷ lệ trên:
20 vạn thạch = 80 vạn quân = 2,400 vạn cân = 1,440 vạn Kilogram = 14,400 Tấn.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 2 tháng của Việt Minh, họ đã huy động được 14,950 tấn gạo để cung cấp cho bộ đội. Tổng số bộ đội tham chiến là 55,000 người (5.5 vạn). Như vậy có thể tạm tính, 20 vạn thạch lương chỉ đủ dùng cho một đội quân 5-6 vạn người dùng trong 2 tháng.
Bên cạnh đó, 1 ly = 1mm = 0,1cm (Một ly bằng một milimet bằng không phẩy một centimet; 1 phân = 1cm (Một phân bằng một centimet); 1 tấc = 1 dm = 10 cm (Một tấc bằng một decimet bằng 10 centimet); 1 thước = 1m = 100cm (Một thước bằng một mét bằng một trăm centimet); 1 cây số = 1000m (Một cây số bằng một nghìn mét)
Thước là đơn vị đo lường từ cổ xưa được các cụ hay sử dụng. Khi đất nước bị xâm chiếm và chia nước ta thành 3 miền. Vậy nên, từ xưa 1 thước không phải bằng 100 cm như bây giờ mà 1 thước ta – cổ = 0.47m = 47cm.
Sau này thực dân Pháp xâm chiếm miền nam thì miền nam dùng đơn vị đo lường theo tiêu chuẩn của Pháp và một thời gian sau thì Pháp quy định ở địa bàn miền Bắc 1 thước làm tròn = 0.4 = 40 cm. Còn 1 thước Trung Quốc bằng ~ 0.33m ~33cm.
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về cách quy đổi đơn vị “Tấc, thước, phân, li” sang các đơn vị đo độ dài quen thuộc khác. Hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn trong cuộc sống!
Comentarios