Những quán ven đường, những xe đẩy bán hàng rong, những gánh hàng dựng tạm đấy phục vụ cho thực khách – ăn vặt được xem là nét đặc trưng ẩm thực của Sài Gòn xưa. Những phá lấu, khô mực, bò bía, sirô ấy khiến cho cả những kẻ tới từ phương xa cũng phải thèm thuồng.
Được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, Sài Gòn từ trước đến nay luôn hấp dẫn, năng động và có nhiều điều để nhớ nhung. Đối với người Sài Gòn, đặc biệt những người con xa quê, một trong những nhớ nhung, khắc khoải ấy chính là ẩm thực Sài Gòn mà đặc trưng nhất là những hàng quán ven đường, xe đẩy bán hàng rong.
Những chiếc xe mực khô hay đến bán chung với các xe giải khát, thường có bán bia chai hay đặt tại các địa điểm mà dân nhậu hay đến hay tại các chợ và trường học. Ngoài khô mực nướng, cán mỏng ăn vứi tương ớt, các xe khô mực còn bán thêm cóc, me, xoài, ổi,... Nguồn khô thường được mua ở các chợ đầu mối.
Hồi nhỏ, nghe người ta rao món bò bía, trẻ con thèm chảy nước miếng. Ngày đó khoái ăn thịt bò nhưng thịt bò mắc mỏ lại nghe rao bò bía tưởng là cuốn thịt bò. Mãi đến lần đầu ăn bò bía mới biết nó chỉ có tôm khô, củ sắn và lạp xưởng nhưng nó vẫn ngon khó tả, nhất là lúc chấm cuốn bò bía ngập vô tương đen có ớt xay hòa cùng hành phi vàng ươm.
Mía ghim được chế biến một cách rất đơn giản, cắt mia ra thành từng khúc ngắn khoảng 2-3 cm rồi ghim mía vào một thanh tre có một đầu được chẻ ra thành nhiều nan mảnh để ghim mía. Những khúc mía sau khi được ghim lên sẽ xóa ra như một bông hoa vậy. Phần dưới được giữ nguyên để cho người mua dễ dàng cầm đi theo vừa dạo chơi vừa rút ra ăи rất tiện.
Chả thế mà ngay cả tay nhà văn người Bắc – Vũ Bằng – cũng phải thú nhận một cách say mê: “Tôi yêu người vợ miền Nam thực thà như đếm, yêu ai thì yêu lộ liễu, thích cái gì muốn cho ai cũng biết rằng mình thích mới nghe!… Miếng ngon của miền Nam cũng thành thật như người đàn bà vậy. Ăn một miếng, ngon ngay…” (Miếng lạ miền Nam – 1969)
Comments